Món nướng dù ngon nhưng một tuần chỉ nên ăn tối đa 2 lần và sau mỗi lần ăn, nên ngừng từ một đến vài tuần để thải hết độc tố ra khỏi cơ thể. Và ngoài ra, bạn cũng nên áp dụng những cách dưới đây để hạn chế tối đa việc đưa các chất độc hại vào cơ thể do ăn món nướng.
Những món nướng luôn có một sức hấp dẫn lạ kì bởi hương thơm quyến rũ, vị đậm đà và chẳng mang đến cảm giác ngấy khi ăn. Tuy vậy, nhiều người cũng khá ngại ăn món ngon tuyệt vời này bởi từng nghe những lời khuyến cáo ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Nhiều chuyên gia sức khỏe cho biết, thịt hay cá khi nướng than ở nhiệt độ cao (500 - 600 độ C) sẽ có mỡ nhỏ giọt xuống than hồng bốc cháy, tạo thành phân tử hydrocarbure thơm đa vòng, có hại cho sức khỏe. Thậm chí dù nướng trên bếp gas, chất dinh dưỡng kèm theo AGE sẽ đi vào tế bào, mạch máu, mô, làm tổn thương tổ chức mô lành, gây nhiều bệnh như tim mạch, xương khớp, thần kinh. Còn ở những cách thức khác như bếp cồn, lò nướng, bếp điện từ… cũng sinh ra những chất có hại cho sức khỏe.
Do đó, nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng, món nướng dù ngon nhưng một tuần chỉ nên ăn tối đa 2 lần và sau mỗi lần ăn, nên ngừng từ một đến vài tuần để thải hết độc tố ra khỏi cơ thể. Và ngoài ra, bạn cũng nên áp dụng những cách dưới đây để hạn chế tối đa việc đưa các chất độc hại vào cơ thể do ăn món nướng.
Ướp thịt với nước sốt trước khi nướng
Nước sốt ngoài việc tăng hương vị thơm ngon cho món nướng còn có tác dụng giữ an toàn cho món ăn này. Nước sốt sẽ bao phủ toàn bộ thực phẩm, làm giảm lượng mỡ chảy xuống dưới, từ đó hạn chế phát sinh chất độc. Đặc biệt hơn, nước sốt càng đặc, càng sệt thì hiệu quả sẽ càng cao bởi độ bao phủ tốt hơn so với những loại nước sốt lỏng. Trong lúc nướng nên quét thêm sốt vừa giúp thực phẩm không bị khô, lại góp phần ngăn ngừa sinh ra chất độc.
Nước sốt càng đặc, càng sệt thì hiệu quả sẽ càng cao bởi độ bao phủ tốt hơn so với những loại nước sốt lỏng (Ảnh: Internet)
Để nước sốt thấm đều thịt hơn, bạn nên cắt thành từng miếng nhỏ, còn nếu buộc phải để miếng lớn, bạn nên dùng dao rạch vài đường trên thịt.
Hạn chế dùng đường và mật ong
Đối với những món nướng, bạn nên hạn chế dùng đường và mật ong, nếu phải dùng, chỉ cần ướp một lượng vừa phải mà thôi. Lý do là bởi đường và mật ong dễ bị cháy khét, gây ra vị đắng, vừa không ngon lại không tốt cho sức khỏe.
Hạn chế dùng mỡ
(Ảnh: Internet)
Theo các chuyên gia khuyến cáo, để món nướng an toàn hơn, bạn nên hạn chế nướng thực phẩm có mỡ, da nhằm hạn chế lượng mỡ rơi xuống lửa trong lúc nướng, sẽ sinh ra PAHs có hại cho sức khỏe.
Dụng cụ nướng
Bạn nên dùng vỉ nướng có chất liệu bằng thép không gỉ hoặc vỉ gốm chịu nhiệt cao bởi nếu dùng loại vỉ nhôm, phản ứng giữa axit và nhôm trong lúc nướng sẽ sinh ra những chất độc hại. Ngoài ra, bạn cũng có thể lót lá chuối, giấy bạc lên vỉ nướng để hạn chế thực phẩm bị cháy, khét. Ngoài ra, bạn cũng cần phải thường xuyên thay vỉ nướng khi thức ăn bám nhiều hoặc vỉ nướng bị cháy khét.
Không ăn ngay sau khi nướng
Thực phẩm sau khi nướng xong rất ngon, trông cực kì hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn đừng vội ăn ngay mà nên để khoảng 15 phút để thịt nhả hết khói, đồng thời để miếng thịt được săn lại sẽ ngon hơn. Ngoài ra, không nên ăn những phần bị cháy vì đây là nơi tập trung nhiều chất độc hại nhất cho cơ thể.
Chú ý nhiệt độ nướng
Dù nướng bằng lò nào đi nữa thì nhiệt độ nướng thực phẩm cũng chỉ nên ở khoảng từ 300 đến 500 độ C. Nên dùng bếp nướng halogen ánh sáng, lò nướng chân không, dùng hơi nóng để nướng chín thực phẩm.
Nếu nướng bằng lò nướng điện nên lau sạch lò để bụi bẩn không dính thức ăn, bật lò nướng nóng trước 20 phút. Nếu nướng bằng lò than phải để than hồng, không còn khói nữa mới được để thực phẩm lên nướng.
Nguồn: afamily.vn
Người gửi / điện thoại